1. Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là một bệnh viêm mãn tính ở da và khớp ảnh hưởng đến khoảng 1-3% dân số nói chung. Viêm mãn tính cũng có liên quan đến xơ vữa động mạch và huyết khối. Nó làm suy giảm chất lượng cuộc sống ngay cả trong trường hợp nhẹ và tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp nặng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến, có thể liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa di truyền và phơi nhiễm môi trường. Hiện nay, bệnh vẩy nến chưa được điều trị triệt để mà chỉ điều trị các triệu chứng của bệnh.
Bệnh vẩy nến trước đây được cho là chỉ ảnh hưởng đến da và khớp. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy bệnh vẩy nến mãn tính có thể dẫn đến các bệnh khác trong đó viêm là quan trọng. Ví dụ, đặc điểm viêm mạn tính Th-1 của kiểu hình bệnh vẩy nến cũng là trung tâm của sinh bệnh học của các tình trạng khác như kháng insulin, xơ vữa động mạch và vỡ mảng bám dẫn đến các sự kiện huyết khối. Các nghiên cứu dịch tễ học gần đây ủng hộ mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và bệnh tim mạch.

Bệnh vảy nến thông thường chỉ ảnh hưởng đến da và khớp
2. Đột quỵ
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân tử vong cao trên thế giới. Các yếu tố chính gây đột quỵ như: tiểu đường, tăng huyết áp và hút thuốc... Các yếu tố ít phổ biến hơn gây ra đột quỵ bao gồm các cơn thiếu máu não thoáng qua và rung tâm nhĩ. Hầu hết các cơn đột quỵ (80%) là do thiếu máu cục bộ trong tự nhiên, số ít là do xuất huyết.
3. Mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và đột quỵ
Cũng như nhồi máu cơ tim, viêm mạn tính được cho là có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của đột quỵ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mắc bệnh vẩy nến nghiêm trọng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 54%, dễ bị đau tim hơn 21% và có khả năng tử vong cao hơn 53% trong khoảng thời gian 10 năm so với những người không bị bệnh vẩy nến.
triệu chứng đau tim ở nữ giới

Bị vảy nến làm tăng nguy cơ bị biến chứng tim mạch so với người bình thường
Để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân vẩy nến, người bệnh nên tránh xa hút thuốc, cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục vừa phải và chế độ ăn uống cân bằng. Đồng thời, người bệnh cũng nên kiểm tra huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu. Đặc biệt, người bệnh vẩy nến cũng nên tầm soát đột quỵ để nhận biết sớm bệnh và có những phương án điều trị kịp thời.
Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).
Bài viết tham khảo nguồn: NCBI, Webmd.com